Hình phóng to |
Nhớt Castrol |
|
|
||
Liên hệ với chúng tôi về sản phẩm này | ||
Làm trơn máy Trước hết, nhớt phải làm trơn các linh kiện bên trong máy, để các thành phần này tiếp cận với nhau được dễ dàng, mà không làm tiêu lực do cọ sát. Nhất là khi xe mới đề máy, vai trò của nhớt lại càng trở nên quan trọng. Là vì, khi xe không chạy, đầu máy không làm việc, thì nhớt chảy về bình. Khi đầu máy vận hành, lập tức nhớt được huy động, và được bơm đến khắp mọi ngõ ngách trong máy, và tạo ra một lớp màng mỏng giữa những bộ phận chuyển động, làm trơn tru mọi sự cọ sát. Mỗi một loại máy cần tới một độ trơn nào đó, được cung ứng bởi lớp màng do nhớt tạo ra giữa 2 bề mặt chuyển động. Có người cho rằng, nếu nhớt 30 là tốt, thì ắt hẳn nhớt 50 phải tốt hơn. Không hẳn thế. Nếu đầu máy của chiếc xe chúng ta đang sử dụng không tương xứng với nhớt 50, thì dùng nó chưa chắc đã tốt: Dùng nhớt 50 không làm cho máy mòn hơn, nhưng rất có thể sẽ nâng cao nhiệt độ trong lòng máy. Tình trạng này trước mắt có vẻ như “không sao”, nhưng về lâu dài, thì xe sẽ bị giảm thọ, do đầu máy bị hao mòn trước tuổi. Nhớt bảo vệ Lớp màng mỏng do nhớt máy tạo ra giữa 2 bề mặt kim loại, ngoài việc làm trơn, còn có thêm những công dụng khác quan trọng không kém. Ðó là giữ cho 2 bộ phận khỏi trực tiếp cà vào nhau khi tiếp xúc, nhờ đó chúng không bị bào mòn. Ðiều này có vẻ như là một công dụng hiển nhiên. Nhưng một điều không hiển nhiên, mà quan trọng không kém. Ðó là nhớt phải giúp cho các linh kiện máy chống lại tiến trình bị ăn mòn (corrosion). Xin phân biệt rõ: Bào mòn (wear) xảy ra khi 2 vật thể tiếp xúc vào nhau, còn “bị ăn mòn” là do tiếp cận hóa chất trong không khí hoặc môi trường. Ngoài việc bị bào mòn khi tiếp cận, các bộ phận trong đầu máy còn có thể bị hóa chất ăn mòn nữa. Xuyên qua thời gian sử dụng, nhớt bị ốc xít hóa, hoặc hấp thụ những chất ô nhiễm và “phó phẩm” sinh ra trong tiến trình cháy nổ ở đầu máy, làm nhớt biến chất, với nồng độ acid càng lúc càng cao. Rồi trong khi làm nhiệm vụ, nhớt lại trải acid ra trên mặt các linh kiện máy, và như thế tiến trình ăn mòn bắt đầu, mau chóng đưa đến sự suy sụp của máy. Vì thế, nhớt phải được chế tạo với những đặc tính chống lại các chất acid này. Nhớt làm sạch Nếu đầu máy không sạch, máy không thể nào hoạt động hiệu quả. Các chất cặn dơ đóng trong máy sẽ cản trở chuyển dộng của các bộ phận máy, gây hao tốn nhiên liệu, và đầu máy không thể làm việc hiệu quả. Thêm vào đó, các chất ô nhiễm ẩn chứa trong nhớt, nếu không có cách trị, có thể bào mòn linh kiện máy rất thê thảm tới mức không còn có thể phục hồi được. Bất cứ một vẩn bụi nào lớn hơn từ 5 tới 20 micron (tùy loại xe) đều có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho đầu máy nếu không được lấy ra hoặc “kềm chế” kịp thời. Ðể các bạn có một ý niệm về micron, xin hình dung sợi tóc trên đầu chúng ta. Người ta vẫn nói nhỏ hoặc mỏng như sợi tóc, nhưng dù mỏng nhỏ như vậy, một sợi tóc cũng đo được 100 micron độ dầy. Thì thừ hỏi, những vẩn bụi 20 micron, thậm chí 5 micron còn nhỏ đến thế nào? Ấy vậy mà chúng cũng có thể gây những tổn hại khó lường cho đầu máy. Ðiều này cho thấy nhớt phải sạch trong, tinh tuyền tới mức nào. Chính vì thế, công tác lọc nhớt (filter) là một việc làm rất quan trọng. Ngoài ra, nhớt còn phải tự mình thực hiện công tác thanh tẩy, tức là không cho vẩn bụi lắng xuống để kết tủa thành những tầng cặn trong đầu máy, mà phải liên tục đưa các chất ô nhiễm ấy luân lưu cho đến khi chúng được thải ra qua bộ lọc. Nhớt làm mát Nhớt máy càng đóng một phần lớn trong công tác làm mát máy. Nói tới làm mát máy, thường thì chúng ta chỉ nghĩ tới hệ giải nhiệt (tức cooling system). Thực ra, nước giải nhiệt chỉ làm mát được phẩn trên của đầu máy. Phần còn lại (chứa crankshaft, camshaft, timing gears, piston và rất nhiều thành phần quan trọng khác trong bl ốc máy) chủ yếu được làm mát do nhớt. Tiến trình cháy nổ và sự cọ sát giữa các thành phần trong đầu máy phát sinh rất nhiều nhiệt. Sức nóng này được dòng nhớt hấp thụ khi nó chảy qua các bề mặt linh kiện, và được đưa về bình nhớt. Từ đây, sức nóng được phát tán vào tầng không khí bao quanh bình nhớt. Phần sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu xem nhớt được cấu tạo thế nào để có thể thực hiện được những công tác trên. |
||
|
||
|